Hình thái học và ngữ âm học Tiếng Mwotlap

Âm tiết

Cấu trúc âm tiết tiếng Mwotlap là (C)V(C). Điều này có nghĩa là chỉ có tối đa một phụ âm đầu và một phụ âm cuối trong âm tiết. Những từ mượn, như skul (từ school 'trường học' tiếng Anh), là ngoại lệ của cấu trúc này.

Khi một gốc từ bắt đầu bằng hai phụ âm đầu, một nguyên âm được chêm vào.[5] Ví dụ, gốc từ tron̄ ("say, xỉn") có thể biến đổi như sau:

  • me-tron̄ [mɛt.rɔŋ] ("[anh ta] say"): phụ âm t và r thuộc hai âm tiết khác nhau;
  • toron̄ [tɔ.rɔŋ] ("[họ] đang say"): chêm nguyên âm vào giữa t và r để tránh việc có hai phụ âm kề nhau trong cùng âm tiết.

Sao chép nguyên âm

Sao chép nguyên âm là việc một số tiền tố nhất định sao chép lại nguyên âm đầu của từ mà nó gắn vào.[5] Những tiền tố sao chép nguyên âm nổi bật là tiền tố xác định na-, tiền tố vị trí le-, và tiền tố tạo tính từ mô tả nguồn gốc te-. Ví dụ, ta có nō-vōy ("[ngọn] núi lửa"), ni-hiy ("[khúc] xương"), và to-M̄otlap ("từ Mota Lava"). Tuy vậy, sự sao chép nguyên âm không luôn được áp dụng, và có những quy tắc về việc sử dụng nó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếng Mwotlap http://www.endangeredlanguages.com/lang/4680 http://lacito.vjf.cnrs.fr/archivage/tools/list_rsc... http://alex.francois.free.fr/AF-field.htm#Vanuatu http://alex.francois.free.fr/AF-motalava-e.htm http://alex.francois.free.fr/AFpub_books_e.htm http://alex.francois.free.fr/AFtxt_select_e.htm http://alex.francois.free.fr/AlexFrancois_Torba-la... http://alex.francois.online.fr/AFpub_books_e.htm http://alex.francois.online.fr/data/AlexFrancois_2... http://alex.francois.online.fr/data/AlexFrancois_2...